ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong: Kế hoạch lãi tăng 26%, muốn tăng vốn gần gấp đôi

24/04/2024 15:53
24-04-2024 15:53:11+07:00

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong: Kế hoạch lãi tăng 26%, muốn tăng vốn gần gấp đôi

Tại ĐHĐCĐ thường niên CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS, HOSE: ORS) sáng ngày 24/04, cổ đông đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024, phương án phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn điều lệ và nhiều nội dung quan trọng khác.

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong sáng 24/04

Ban lãnh đạo Công ty nhận định năm 2024, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam còn nhiều biến số cần quan tâm do kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục chịu “tác động tiêu cực kép” từ những yếu tố bất lợi của bối cảnh kinh tế thế giới và những hạn chế bất cập bên trong. Song, với đánh giá TTCK có nhiều động lực tăng trưởng trong năm 2024, TPS đặt mục tiêu lãi trước thuế dự kiến tăng 26% so với thực hiện năm trước, tiến lên gần 358 tỷ đồng. Doanh thu đạt 2,552 tỷ đồng, đi lùi 13%.

Kế hoạch nói trên còn dựa trên cơ sở đa dạng hóa nguồn thu, tối ưu hóa các chi phí. Phát triển các mảng hoạt động chính là dịch vụ ngân hàng đầu tư, môi giới chứng khoán, cho vay ký quỹ và tự doanh. Đồng thời, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ; chú trọng công tác kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro, bảo đảm sự an toàn của sản phẩm, hoạt động kinh doanh của TPS

Quý 1/2024, TPS đạt lãi trước thuế 96 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ và thực hiện được 28% kế hoạch xây dựng cho cả năm.

Muốn tăng vốn điều lệ gần gấp đôi

ĐHĐCĐ cũng đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ thông qua 3 phương án.

Thứ nhất, phát hành 36 triệu cp trả cổ tức theo tỷ lệ 100:12 (12%), tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận 12 cổ phiếu mới; kế hoạch triển khai trong quý 2/2024.

Thứ hai, phát hành tối đa 14.5 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP), với giá phát hành là 10,000 đồng/cp; dự kiến triển khai trong quý 2-3/2024, số cổ phiếu ESOP phát hành này bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm từ ngày kết thúc đợt phát hành.

Thứ ba, TPS dự kiến phát hành 210.3 triệu cp thông qua phát hành quyền mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu (tỷ lệ thực hiện quyền dự kiến là 2:1.2), giá phát hành không thấp hơn mệnh giá 10,000 đồng/cp; dự kiến triển khai trong quý 3-4/2024 cho đến hết quý 2/2025.

Nếu thành công, tổng vốn tăng thêm qua 3 phương án nói trên ước tính đạt 2,608 tỷ đồng, qua đó đưa vốn điều lệ Công ty lên tối đa 5,608 tỷ đồng. Tại cuối quý 1/2024, vốn điều lệ TPS ở mức 3,000 tỷ đồng.

Về vấn đề phân phối lợi nhuận năm 2023, cổ đông đề nghị chia cổ tức tỷ lệ 10% và bằng tiền là 2%; đồng thời đề nghị thời gian hạn chế chuyển nhượng ESOP trong 2 năm.

Thực sự chúng tôi cũng suy nghĩ rất nhiều”, ông Đỗ Anh Tú - Chủ tịch HĐQT Công ty giải bày khi nói về ESOP. Ông cho biết TPS nhìn thấy cơ hội trên thị trường đang khá tốt, muốn trong năm nay sử dụng tối đa nguồn lực để phát triển kinh doanh, để hưởng trái ngọt vào năm 2025 - 2026, thành công mang lại rất nhiều. Về câu chuyện ESOP, Công ty muốn động viên cán bộ, nhân viên những người đứng đầu chiến tuyến, nên đề xuất phù hợp theo thông lệ của thị trường là thời gian hạn chế chuyển nhượng 1 năm.

Chủ tịch HĐQT TPS - ông Đỗ Anh Tú - trình bày tại đại hội

Trước đó, ông Tú cũng đã trình bày quan điểm của TPS về quan điểm phát triển cho vay ký quỹ (margin) cũng như giải đáp lo ngại pha loãng do phát hàng thêm từ cổ đông. Ông cho rằng, năm 2024 – 2025 TTCK sẽ rất phát triển, định giá P/E rẻ, việc phát triển cho vay margin sẽ tăng trưởng; và nếu TPS muốn phát triển cũng phải tăng cường cho vay margin, phải tăng vốn điều lệ. Việc tăng vốn điều lệ cho hoạt động kinh doanh sẽ giúp có được lợi nhuận tăng lên, bù lại vấn đề pha loãng. Do đó, trong ngắn hạn việc phát hành có thể pha loãng, nhưng trong dài hạn sẽ phản ánh lên kết quả kinh doanh.

ĐHĐCĐ cũng đã thông qua các tờ trình kinh doanh chứng khoán phái sinh; chào bán chứng quyền có đảm bảo; việc thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán.

Chào bán trái phiếu tổng hạn mức tối đa 1,000 tỷ đồng

Một vấn đề quan trọng khác được thông qua tại đại hội là việc phát hành/chào bán trái phiếu của Công ty với tổng hạn mức phát hành trái phiếu tối đa 1,000 tỷ đồng để bổ sung nguồn vốn trung, dài hạn nhằm đáp ứng các nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh như tự doanh, bảo lãnh phát hành chứng khoán, thực hiện các hoạt động đầu tư và các hoạt động hợp pháp khác.

Liên quan đến trái phiếu, một cổ đông đặt ra câu hỏi đây là thế mạnh của Công ty và liệu đã có những chuẩn bị gì cho đợt phục hồi dự kiến trong năm 2024.

Về vấn đề này, bà Bùi Thị Thanh Trà – Tổng Giám đốc, cho biết TPS là một trong những công ty phân phối mạnh về trái phiếu doanh nghiệp. TPS là đơn vị chọn những tổ chức phát hành có uy tín và năng lực để đảm bảo an toàn, đảm bảo giá trị tài sản cho các gói trái phiếu. Hiện, các tổ chức phát mà TPS tư vấn phát hành vẫn đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư, chưa vi phạm.

Năm vừa qua, đặc biệt nhiều tổ chức phát hành đổ vỡ từ năm 2022; và sự quản lý không chặt chẽ, các doanh nghiệp đã phát hành ồ ạt không chuẩn mực. Từ đó, Bộ Tài chính cũng đưa ra các tiêu chí, trong năm 2024 đặc biệt đã áp dụng rất cương quyết đối với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, TPS cũng đã đưa giao dịch qua Sở Giao dịch, đó là điều kiện minh bạch hóa hơn đối với nhà đầu tư.

Bùi Thị Thanh Trà - Tổng Giám đốc TPS phát biểu tại đại hội

Trong năm 2024, bà Trà tin tưởng rằng thị trường trái phiếu cũng đang phục hồi dần, nhưng sẽ không nóng như 2020 và 2021. Các doanh nghiệp cũng đã thận trọng hơn. TPS chọn những đơn vị có uy tín, đảm bảo chất lượng, cũng như nguồn thanh toán, trả nợ.

Hiện nay, TPS đang tiếp cận với các đơn vị xếp hạn tín nhiệm, để hướng các doanh nghiệp TPS đang tư vấn phát hành cũng như doanh nghiệp tương lai phải đi theo tuân thủ đó, và đảm bảo tỷ lệ xếp hạn tín nhiệm. Hướng tới, chúng tôi cũng muốn rằng trái phiếu phát hành cũng được xếp hạn tín nhiệm và tổ chức phát hành cũng phải được xếp hạn tín nhiệm.

Nền tảng và tập khách hàng chúng tôi đã xây dựng 2-3 năm nay cũng như năm vừa qua có những khó khăn nhưng TPS vẫn đảm bảo sự uy tín và sẽ tiếp tục khai thác được mảng này”, bà Trà nói.

Bà Trà cũng đã giải đáp về khoản đầu tư trái phiếu DGT (khoảng 200 tỷ đồng) trong danh mục tự doanh trái phiếu của Công ty rằng, hiện định giá tài sản đảm bảo (gồm 2 mỏ và cổ phiếu của DGT) lớn hơn so với giá trị TPS đang nắm giữ.

Bầu bổ sung Thành viên HĐQT và BKS nhiệm kỳ 2021 – 2026

Sau cùng, các cổ đông đã bầu bổ sung thêm 4 Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2021 – 2026 (trong đó có 1 thành viên HĐQT độc lập), gồm ông Tạ Quang Lương, bà Phạm Thị Huyền Trang, bà Nguyễn Thị Lệ Tùng, ông Lê Quốc Hùng (TV độc lập). Như vậy, số lượng thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2021 - 2026 là 7 thành viên gồm 4 cá nhân nói trên cùng ông Đỗ Anh Tú, bà Trương Thị Hoàng Lan và bà Bùi Thị Thanh Trà.

Đồng thời, thông qua việc miễn nhiệm 2 thành viên BKS theo đơn từ nhiệm đề ngày 25/03/2024 của bà Đinh Thị Ngọc Mai và bà Đặng Sĩ Thùy Tâm; và bầu bổ sung ông Nguyễn Trát Minh Phương và bà Phạm Thị Thanh Tâm vào thành viên BKS nhiệm kỳ 2021 - 2026.

HĐQT và BKS nhiệm kỳ 2021 - 2026 của TPS ra mắt đại hội

Duy Khánh

FILI









MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Pomina: Lỗ hơn 200 tỷ vì hai nhà máy tạm ngừng, vẫn đang tìm kiếm nhà đầu tư

Thật khó để nhà đầu tư có thể tìm ra một điểm tích cực trong báo cáo tài chính của CTCP Thép Pomina (HOSE: POM): Doanh thu “bốc hơi”, lỗ gộp, chi phí vay tăng mạnh…...

Thực hư việc Vinaconex rút vốn tại dự án Cát Bà Amatina?

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Vinaconex, lãnh đạo Công ty khẳng định vẫn tiếp tục bơm vốn cho Cát Bà Amatina và không rút khỏi dự án này.

HAG lãi 12 quý liên tiếp, tái cơ cấu tài chính để khắc phục chứng khoán bị cảnh báo

CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HOSE: HAG) báo lãi ròng quý 1/2024 đạt 215 tỷ đồng, đánh dấu 12 quý liên tiếp có lãi.

Cơ cấu sở hữu tại TTE sắp có biến động lớn?

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của TTE thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó có việc cho phép VPG nhận chuyển nhượng dẫn đến sở hữu trên 25% tổng số cổ phiếu có...

Suy giảm doanh thu mảng năng lượng, HDG ghi nhận lợi nhuận quý 1 đi lùi 27%

Với việc doanh thu mảng năng lượng suy giảm, CTCP Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) ghi nhận lợi nhuận quý 1/2024 đi lùi so với cùng kỳ.

VPBankS lãi sau thuế quý 1 gần 146 tỷ, 40% tài sản ở dạng trái phiếu

Quý 1/2024, CTCP Chứng khoán VPBank (VPBankS) lãi sau thuế gần 146 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ.

Vì sao RDP có lãi quý 1/2024 gấp hơn 4 lần cùng kỳ?

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, CTCP Rạng Đông Holding (HOSE: RDP) có lãi ròng gấp hơn 4 lần cùng kỳ, dù lãi gộp giảm 65%.

Hụt đáng kể tiền bồi thường, lãi ròng quý 1 GVR giảm 14% 

GVR công bố BCTC quý 1/2024 với lãi ròng gần 476 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ, chủ yếu do giảm mạnh khoản thu nhập từ bồi thường thu hồi đất, trả đất về địa...

"Cháy vé" tàu về quê dịp Tết, ngành đường sắt thắng lớn quý đầu năm

Nhu cầu đi lại tăng cao, tiết giảm chi phí tốt, giá vé hợp lý... là một trong những nguyên nhân chính giúp Đường sắt Hà Nội và Sài Gòn lãi đậm trong quý 1/2024...

Doanh thu cao nhất 15 năm, Ninh Vân Bay có lãi trở lại sau 2 quý lỗ ròng liên tiếp

Quý 1/2024, Ninh Vân Bay lãi ròng 3.6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 5.6 tỷ đồng. Kết quả này có thể xem là khả quan đối với doanh nghiệp bất động sản nghỉ dưỡng sau...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98