Cầu lớn bị sập, cảng biển hàng đầu của nước Mỹ phải đóng cửa

27/03/2024 13:16
27-03-2024 13:16:09+07:00

Cầu lớn bị sập, cảng biển hàng đầu của nước Mỹ phải đóng cửa

Vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore vào ngày 26/03 đã tạo ra một cơn chấn động và gây ra sự gián đoạn trong hoạt động của một trong những cảng biển bận rộn nhất của Mỹ.

Ngày 26/03, tàu container Dali mang cờ Singapore đã đâm trúng dầm cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland, khiến các nhịp cầu bị sập và nhiều phương tiện rơi xuống sông. Ít nhất 20 người và nhiều phương tiện rơi xuống sông. Con tàu cũng bốc cháy sau cú va chạm.

Francis Scott Key là cây cầu thép bắc qua sông Patapsco, huyết mạch vận tải nối với cảng Baltimore, phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy ở Bờ Đông nước Mỹ. Cầu được khánh thành năm 1977, có 4 làn xe và dài 2.5 km, được đặt tên theo tác giả quốc ca Mỹ.

Sau sự cố trên, các công ty vận chuyển hàng hóa phải gấp rút điều xe tải tới các cảng khác ở Bờ Đông để nhận hàng chuyển hướng từ Baltimore. Nhiều con tàu nằm im lìm ở nơi khác, không biết nên cập bến ở đâu và khi nào.

“Thật sự hỗn loạn”, Paul Brashier, Phó Chủ tịch phụ trách Drayage và đa phương thức tại ITS Logistics, cho biết.

Cảng Baltimore cũng đã xử lý một lượng hàng hóa nước ngoài kỷ lục trong năm 2023, đóng vai trò là một trong những cảng lớn hàng đầu ở Mỹ.

Cảng Baltimore xếp thứ 17 trong 20 cảng quan trọng nhất của Mỹ

Đóng cửa cảng biển ở Baltimore là đòn giáng mới nhất đối với chuỗi cung ứng toàn cầu, vốn đã rất căng thẳng vì khủng hoảng ở kênh đào Panama và căng thẳng ở Biển Đỏ.

Ngành xe hơi và than đá của Mỹ chao đảo

Vụ sập cầu tại Baltimore đã tạo ra một cuộc khủng hoảng trong ngành công nghiệp vận tải và ảnh hưởng rộng rãi đến hàng loạt ngành khác, đặc biệt là ngành ô tô và than đá.

Trong năm 2023, cảng Baltimore đã nhập khẩu khoảng 570,000 chiếc xe, đóng góp một phần quan trọng vào lượng tồn kho xe mới ở Mỹ.

Sina Golara, Phó Giáo sư về quản lý chuỗi cung ứng tại Đại học Bang Georgia, cho biết: “Đây là con số khủng và tương đương 1/4 lượng tồn kho xe mới hiện tại ở Mỹ”. Thông tin này cho thấy tầm quan trọng của cảng này trong chuỗi cung ứng ô tô của nước này.

Nếu nhập khẩu ô tô giảm do việc đóng cửa cảng, lượng hàng tồn kho có thể giảm xuống, đặc biệt là đối với các mẫu xe có nhu cầu cao. Để đối phó với tình hình này, các công ty đã bắt đầu thảo luận với các nhà cung cấp dịch vụ vận tải để đảm bảo việc giao xe cho khách hàng không bị gián đoạn.

Stellantis, công ty sở hữu Chrysler, Dodge, Jeep và Ram, cho biết đã trao đổi với nhiều nhà cung cấp dịch vụ vận tải khác nhau về các kế hoạch dự phòng và sẽ tiếp tục theo dõi cẩn thận tình hình này.

Tác động của vụ sập cầu cũng lan rộng tới ngành than đá. Việc đóng cửa cảng dự kiến sẽ gây ra sự gián đoạn đáng kể trong hoạt động xuất khẩu than của Mỹ. Khoảng 23 triệu tấn than đã được vận chuyển từ cảng Baltimore trong năm ngoái, chiếm một phần đáng kể trong tổng lượng than vận chuyển bằng đường biển của Mỹ.

Alexis Ellender, nhà phân tích toàn cầu tại công ty nghiên cứu hàng hóa Kpler, cho biết khoảng 12 tàu chở than dự kiến  sẽ rời cảng Baltimore trong tuần tới.

Ông lưu ý rằng việc này không gây ảnh hưởng lớn đến thị trường toàn cầu, nhưng với Mỹ, tác động sẽ là đáng kể. Các chuyến hàng than có thể được chuyển hướng đến các cảng khác, như Norfolk, Virginia.

Vụ sập cầu tại Baltimore đã làm cho các chuỗi cung ứng trở nên rối ren. Các công ty vận tải hàng hóa phải nhanh chóng tìm kiếm các phương tiện thay thế và các cảng khác ở Bờ Đông để nhận hàng chuyển hướng từ Baltimore.

Vụ việc này là một lời nhắc nhở về tính dễ bị tổn thương của chuỗi cung ứng vận chuyển sản phẩm tiêu dùng và hàng hóa trên toàn thế giới. Mức độ gián đoạn phụ thuộc vào việc mất bao lâu để mở lại các kênh vận chuyển vào cảng Baltimore. Các chuyên gia ước tính có thể mất vài tuần.

Jean-Paul Rodrigue, giáo sư khoa quản trị kinh doanh hàng hải tại Đại học Texas A&M-Galveston cho biết: “Các công ty vận tải biển rất nhanh nhẹn. Trong 2 đến 3 ngày, họ sẽ định tuyến lại.”

Vũ Hạo (Theo NYTimes)

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhiều nước châu Á đẩy lùi thời điểm giảm lãi suất

Với triển vọng ngày càng mờ mịt về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nới lỏng tiền tệ trong năm, nhiều ngân hàng trung ương ở châu Á buộc phải đẩy lùi thời điểm...

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98